-
This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
Ca Sĩ Ngọc Thy (1948 - 2012)
Người chạy sô khắp thành phố đã ngưng tiếng hát
(Trần Nguyễn Anh -Tiền Phong Online) - Nữ nghệ sỹ được người Sài Gòn gần đây gọi là Susan Boyle Việt Nam đã dừng chạy sô khắp thành phố ở tuổi 64.Danh ca Ngọc Thy lừng lẫy một thời của Sài Gòn đã ra đi lặng lẽ trong căn nhà nhỏ đạm bạc để lại dư âm một giọng hát độc đáo khó quên.
Nổi danh rồi…
Những năm cuối thập niên 1940, chàng trai tài tử cải lương Ngọc Toàn gốc Huế theo những đoàn cải lương tài tử đi diễn lang thang từ Nam chí Bắc. Thời phong kiến, nghệ thuật cải lương với các gánh hát của lớp trẻ như một nét sống phá cách, hướng đến sự tự do, phá bỏ những lễ giáo khắc khổ của xã hội phong kiến.
Một cô gái Ninh Bình đã phải lòng tiếng hát của Ngọc Toàn theo anh vào miền Trung. Bé Ngọc Thy ra đời ở Huế năm 1948, kết quả của mối tình lãng mạn vượt khoảng cách địa lý ấy.
Vào Sài Gòn từ năm 1951, nghệ sĩ cải lương Ngọc Toàn sớm trở thành trụ cột của đoàn cải lương Kim Chung nổi tiếng. Thậm chí ông còn đóng chung bộ phim “Kiếp Hoa” với nghệ sĩ Kim Chung. Phim được chiếu rộng rãi ở Việt Nam và cả Pháp, được báo giới ca ngợi.
Thừa hưởng dòng máu nghệ thuật, Ngọc Thy sớm khẳng định tài năng trên khấu nhạc nhẹ tại đô thị lớn nhất miền Nam. Cô là ca sĩ trẻ đầy triển vọng của Phòng trà Đêm Màu Hồng trên đường Nguyễn Huệ.
Trước đó, Thái Hằng cùng các anh em ruột là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ca sĩ Thái Thanh... tham gia các đoàn văn công đi diễn ở các các chiến khu. Sau khi vào Sài Gòn, gia đình đã mở phòng trà và thành lập ban nhạc gia đình với cái tên Ban nhạc Thăng Long.
Cô ca sĩ trẻ Ngọc Thy, con gái rượu của nghệ sĩ Ngọc Toàn không chỉ được đứng chung sân khấu với các giọng ca huyền thoại của Sài Gòn khi ấy mà cô còn là một gương mặt trẻ, tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ trẻ tài năng đang dần chiếm lĩnh sân khấu của Sài Gòn.
Năng khiếu của Ngọc Thy thật đa dạng, cô có “gien” hát nhạc cổ truyền từ gia đình, đồng thời vừa trình diễn tốt nhạc Pháp và nhạc Mỹ. Các chương trình ca nhạc tràn ngập hình ảnh của cô ca sĩ trẻ xinh đẹp và hóm hỉnh Ngọc Thy, một tuổi trẻ đầy cá tính.
… lại vô danh
Anh Thông, chồng ca sĩ Ngọc Thy kể: “Sau năm 1975, chúng tôi không có việc gì làm nên… quyết định cưới nhau”. Anh Thông là tay trống có tiếng. Hai người gặp nhau từ năm 1967, nhưng mãi đến lúc hòa bình thống nhất họ mới cưới và sinh được một đứa con trai.
Chị Tuyến, em chồng, nhận xét: “Cô Thy tuy là nghệ sĩ nhưng cả đời chỉ lo cho chồng con. Cô ấy không muốn chồng con đụng tay làm việc gì. Chồng bị tiểu đường, mọi việc đều do cô ấy đảm đương hết. Bởi vậy cho đến khi ngã quỵ, cô ấy vẫn đi hát để kiếm sống. Tuổi 64, cô vẫn là trụ cột kinh tế của cả nhà”.
Anh Thông nói: “Những năm 1980, vợ tôi thường đi tỉnh hát. Mãi đến năm 1991, vợ tôi mới được hát nhạc ngoại quốc ở các phòng trà”.
Ca sĩ Ngọc Thy là ví dụ sinh động cho các ca sĩ phòng trà trước 1975, họ nổi tiếng trong lòng người nghe, nhưng hoàn toàn vắng bóng trên các phương tiện truyền thông. Nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn nói rằng người Sài Gòn gọi “lão ca sĩ” Ngọc Thy ở tuổi 64 là “Susan Boyle Việt Nam”. Nhưng nếu Susan Boyle là một ca sĩ nghiệp dư mới được phát hiện và gây sửng sốt cho toàn nước Anh thông qua một cuộc thi trên truyền hình thì ngược lại, Susan Boyle Việt Nam Ngọc Thy được “phát hiện trở lại” sau nhiều năm bị quên lãng.
Phòng trà Tiếng Xưa đang dự định sẽ làm một chương trình riêng tôn vinh Ngọc Thy ở Nhà hát lớn TPHCM, nhưng chương trình ấy chưa kịp thực hiện. Hải Đăng, ca sĩ chuyên hát tiếng Anh của Ban nhạc 6789 nói: “Cô Thy cùng với ca sĩ Tuyết Loan, thuộc lớp những giọng hát nhạc ngoại hay nhất Sài Gòn. Cô hát nhiều dòng nhạc khó, nếu bài nào đó cô Thy không hát thì chẳng qua do ban nhạc không đệm được mà thôi!”.
Khách nghe nhạc của các phòng trà thích nghe Susan Boyle Việt Nam trình bày các ca khúc kinh điển như Yesterday, God Father, Love Story, Proud Mary, Quando Quando, A times for us, Killing me softly, I will always love you, Don’t let me down …
Một lần, chúng tôi đã sững sờ nghe tiếng hát của cô trong những bài hát tiếng Việt như Thôi , Ảo ảnh (Y Vân). Cô Thy bảo tôi: “Tớ thích hát nhạc tiếng Việt hơn. Nhưng... khán giả lại thích tớ hát nhạc ngoại”. Nhạc sĩ Xuân Hòa chủ Phòng trà Tiếng Xưa, một phòng trà lớn của TPHCM, nhận xét trên trang web của mình: “Khi chị cất giọng thì hình ảnh Ngọc Thy mệt mỏi, chậm chạp và gần như “lọ mọ” trèo lên bục sân khấu không cao lắm một cách khó khăn không còn nữa. Chị làm tôi thật sự ngạc nhiên. Ngạc nhiên đến sững sờ, những câu nhả chữ, luyến láy không giống ai - độc nhất vô nhị của chị như vậy tại sao lại có thể chìm trong quên lãng hàng mấy mươi năm được”.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú, Trưởng ban văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, một lần vào Nam nghe Ngọc Thy hát ở phòng trà cũng đã nhận xét: “Giọng hát tuyệt vời! Tại sao không ai biết đến nhỉ”.
Cái tin ca sĩ Ngọc Thy qua đời vì bệnh phổi cách đây vài hôm khiến không ít những người sành nhạc ở TPHCM thảng thốt. Hình ảnh “lão ca sĩ” 64 tuổi đêm đêm chạy sô khắp thành phố đã quen thuộc với nhiều thế hệ người nghe. Người ta cần một thời gian nhất định để quên đi giọng hát đầy mê hoặc nhưng cũng rất sinh động trên sân khấu của người ca sĩ gầy gò, tóc bạc, da mồi.
Lần tìm trên báo mạng, Linh Rock, một ca sĩ hát nhạc tiếng Anh chỉ tìm thấy một bài viết về Ngọc Thy, mà đó lại là một bài báo do phóng viên nước ngoài thực hiện. Trả lời nhà báo Duncan Forgan, Ngọc Thy cho biết đấy là lần đầu tiên cô trả lời phỏng vấn báo chí sau 45 năm theo nghề ca hát. Bài phỏng vấn đầu tiên cũng là bài trò chuyện cuối cùng ấy thực hiện vào cuối năm 2010.
Linh Rock rủ tôi cùng ca sĩ Tố Phương và cây ghi ta bass Lâm Minh Phương của ban nhạc rock UnlimiteD cùng một số nghệ sĩ trẻ xuống Gò Vấp thắp hương cho ca sĩ Ngọc Thy.
Gia đình nói cô Thy bị bệnh phổi, đưa vào bệnh viện. Cô nhắn con trai: “Đêm nay con vào với mẹ”. Đang đêm, cô ngồi, gục xuống và lặng lẽ ra đi. Cô từ giã khán giả của mình một cách lặng lẽ như thế đấy.
Tôi nghe nói các phòng trà nổi tiếng của TPHCM như Yoko, Acoustic, Tiếng Xưa… đều đang có kế hoạch tổ chức đêm nhạc tưởng niệm ca sĩ Ngọc Thy. Sẽ là lần đầu tiên người ta ngồi cùng nhau để hoài niệm về một giọng ca lớn của Sài Gòn giờ chỉ còn là ký ức nhạt nhòa.
Nghệ sĩ ghi ta bass Lâm Minh Phương nói: “Ca sĩ hàng đầu của thành phố từ trước năm 1975 cho đến bây giờ, nhưng cô Thy chưa được thực hiện album âm nhạc nào. Đôi khi, người ta lưu truyền nhau một vài đoạn băng video ngắn do người hâm mộ tự quay về cô mà thôi”.
Nhạc Sĩ Thanh Sơn (1938 - 2012)
Nhạc sĩ Thanh Sơn: "Giã biệt bạn lòng ơi..."!
(Thanh Hiệp - NLĐO) - Nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng: "Nỗi buồn hoa phượng", "Ba tháng tạ từ", "Lưu bút ngày xanh", "Hạ buồn", "Nhật ký đời tôi", "Hành trình trên đất phù sa"… vì tuổi già, sức yếu đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 14 giờ 30 ngày 4-4, thọ 74 tuổi.Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật Lê Văn Thiện, sinh ngày 1-5-1938 tại Sóc Trăng. Ông là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. Đam mê ca hát, thơ, văn, ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu).
Năm 1955, thầy Phấn qua đời, cậu bé Thiện lúc này đã lớn, lên Sài Gòn học nhạc với nhạc sĩ Lê Thương (tác giả của ca khúc Hòn Vọng Phu). Từ lớp học nhạc này, Thiện đã nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Đến năm 1959, qua sự hướng dẫn của thầy, Thiện đăng ký tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát thanh Sài Gòn và đoạt giải nhất. Sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn được mời hát trong ban Tiếng tơ đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông có dịp gặp gỡ rất nhiều nhạc sĩ đàn anh.
Một lần gặp nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Thanh Sơn được người nhạc sĩ đàn anh này tặng quyển sách "Để sáng tác một ca khúc" do chính Hoàng Thi Thơ biên soạn. Từ đó, ông càng nung nấu quyết tâm sáng tác và "con đẻ" đầu tiên của ông là Tình học sinh, ra đời năm 1962, tuy nhiên không được phổ biến.
Đến năm sau, Thanh Sơn viết bài Nỗi buồn hoa phượng, lần này với tiếng hát của ca sĩ Thanh Tuyền, ca khúc trở thành một trong những bài nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo ông đã viết những ca khúc: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng..., sau đó là Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., được nhiều khán giả đón nhận.
Điều mà hiếm thấy ở các nhạc sĩ đương thời với ông, đó là những ca khúc ông viết dường như không dành riêng cho một ai, mà thế hệ nghệ sĩ nào cũng chọn để hát. Từ những ca sĩ thập niên 60 của thế kỷ trước: Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Trang Mỹ Dung, Chế Linh, Duy Khanh, Thái Châu, Giang Tử…cho đến sau này những: Bảo Yến, Thanh Lan, Nhã Phương, Thy Nga, Giáng Thu, Yến Thu, Lê Tuấn, Cẩm Ly, Quốc Đại, Chế Thanh, Phương Thanh… đều hát nhạc của ông và trong số đó có nhiều người được công chúng nhắc tên nhờ ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Năm 1963, nhạc sĩ Thanh Sơn bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác.
Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng: Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ, Sóc Sờ Bay Sóc Trăng...Ông từng thú nhận nhờ sự yêu thích giai điệu ngũ cung của đờn ca tài tử và sân khấu cải lương mà ông đã có được những chất liệu quý để viết. Ngoài ra, sự đam mê văn, thơ, hình ảnh quê nhà với lũy tre, bờ đê, dòng sông, con đò, bến nước... cũng góp phần giúp nhạc sĩ tài hoa này tạo ra những "đứa con tinh thần" mang đầy dáng dấp quê hương.
Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn sáng tác, nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết trên 500 bài hát với nhiều ca khúc đã trở nên rất quen thuộc trong khán giả.
Vĩnh biệt nhạc sĩ Thanh Sơn, đâu đây trong dòng đời vẫn hiện hữu nụ cười chân thành và tấm lòng cởi mở của ông. Người nhạc sĩ đã cống hiến cả đời cho âm nhạc và cho những sáng tác ngợi ca quê hương, dân tộc.
Linh cửu của nhạc sĩ Thanh Sơn được quàng tại nhà riêng: 100/40/14 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, TPHCM. Động quan lúc 6 giờ 30 ngày 9-4, sau đó đưa đi an táng tại Công viên Nghĩa Trang Bình Dương.
Đây là Blog sưu tầm, hệ thống tư liệu về danh mục (list băng dĩa nhạc) và hình ảnh các chương trình nhạc Việt Nam được phát hành trong và ngoài nước qua các thời kỳ. Trong khả năng hạn hẹp, mục đích của chúng tôi nhằm lưu trữ, chia sẻ thông tin cùng những người yêu âm nhạc Việt và sưu tập băng dĩa nhạc, qua đó góp phần nhỏ vào sự bảo tồn một phần văn hóa Việt.
Tất cả các liên kết ngoài (nếu có) và hình ảnh bìa băng dĩa nhạc được tìm kiếm từ Internet qua hảo tâm chia sẻ công khai với cộng đồng mạng của những nhà sưu tập sở hữu chúng. Những tập tin nhạc dạng MP3 có thể nghe tại đây được nhúng từ các kênh âm nhạc Official trên Youtube...Blog không sở hữu hình ảnh cover, không upload bất kỳ tập tin âm thanh nào tại đây cũng như không có mối liên hệ với các website và host chứa tập tin. Nếu quý vị có căn cứ xác định quyền sở hữu của các tập tin trong liên kết, vui lòng thông báo DCMA trực tiếp đến các website chứa các tập tin âm thanh đó.
Blog không kinh doanh các sản phẩm âm nhạc và không có các file nhạc chia sẻ nên quý vị vui lòng không liên hệ hỏi mua bán băng dĩa hoặc xin link tải. Blog cũng xin phép không hồi đáp những yêu cầu trên!
Chúng tôi hoan nghênh việc bạn mua các album gốc, folow, like và subscribe theo dõi các kênh Youtube chính thức của các trung tâm phát hành. Việc ủng hộ bản quyền giúp nhà phát hành đủ khả năng tái tạo những sản phẩm tinh thần hấp dẫn hơn, đa dạng hơn, phục vụ công chúng. Chúc quý vị nhiều sức khỏe, thành công và xin chân thành cảm ơn đã ghé thăm!