-
This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
-
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by NewBloggerThemes.com.
Băng Nhạc Trường Hải (1970-1975)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 3 (22/09/1970)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 4 (26/11/1970)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 7 (01/05/1971)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 8 (01/9/1971)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 9 (1972)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 10 (09/07/1972)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 11 (19/11/1972)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 12 (20/01/1973)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 15 (21/04/1974)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 16 (20/03/1975)
Trường Hải
▬ Băng Nhạc Trường Hải 3 (22-9-1970)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 4 (26-11-1970)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 7 (1-5-1971)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 8 (1-9-1971)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 9 (1972)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 10 (9-7-1972)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 11 (19-11-1972)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 12 (20-1-1973)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 15 (21-4-1974)
▬ Băng Nhạc Trường Hải 16 (20-3-1975)
Nhạc sĩ Trường Hải sau đó được người quen giới thiệu chơi guitar và thổi kèn trong một ban nhạc cho phòng trà Kim Sơn, Hòa Bình, phòng trà nhỏ của Sài Gòn đầu thập niên 60 với Anh Quý, Song Ngọc, Duy Khiêm. Dần dần anh chơi nhạc cho vũ trường Đại Nam, trên lầu thì có ban nhạc do Lê Văn Thiện, Hùynh Anh và dưới lầu thì ban nhạc Trường Hải.
Trong lúc chơi nhạc cho vũ trường thì Trường Hải sáng tác ca khúc. Nhạc phẩm đầu tay mang tên Còn Nhớ Tôi Không, anh bán bản quyền cho trung tâm phát hành Diên Hồng được 15 ngàn đồng, một số tiền tương đương mấy tháng lương công chức hạng trung thời đó. Bản kế tiếp là Những Chiều Không Có Em, anh tự phát hành lấy đợt đầu được 3 ngàn ấn phẩm. Bản này do ca sĩ Hùng Cường hát đầu tiên được thính giả ái mộ “ Những chiều không có em, ngõ hồn sao hoang vắng…” Nhưng vì chính sách văn nghệ thời này cấm không cho phổ biến nhạc ủy mị trên đài phát thanh Sài Gòn nên sự phổ biến bị chậm lại, và anh bán bản quyền cho trung tâm của ca nhạc sĩ Duy Khánh với giá 18 ngàn đồng.
Sau đó nhạc sĩ Truờng Hải chuyển hướng viết nhạc vui như bản Nhịp Đàn Vui “ Ca lên cho vui, mừng ngày tự do đã đến đây rồi…” anh tự phát hành được 10 ngàn bản. Và kế tíếp là bản Tình Ca Người Đi Biển sáng tác năm 1968 “ Chiều nay ra khơi, thóang thấy mắt em nhuốm buồn” được coi là thành công nhất với 30 ngàn bản nhạc bán sạch.
Trung tâm băng nhạc Trường Hải thành lập khá sớm của Sài Gòn thập niên 60 với những cuốn băng lấy tên là Nhạc Không Chủ Đề đã sản xuất được 22 cuốn, tính cho đến ngày mất Sài Gòn với những bài hát do anh sáng tác và của những nhạc sĩ khác và mời nhiều ca sĩ cộng tác như Giao Linh, Trúc Mai, Thanh Tuyền, Nhật Thiên Lan… Thu tại phòng thu âm của ca sĩ Pat Lâm ở Chợ Lớn.
Cuốn Truờng Hải 1 mang tên Hai Cánh Phuợng Buồn với nhạc phẩm này do ca sĩ Hương Lan hát đầu tiên. Hương Lan là nghệ sĩ cải lương nhưng khi chuyển sang hát tân nhạc thì đây cũng là bản mở đầu cho con đường mới của cô ca sĩ có giọng hát mùi nhất. Cùng lúc trung tâm Trường Hải cũng mua lại một số băng nhạc trẻ của nhóm Tùng Giang, Lê Hựu Hà để phát hành.
Con đừơng ca hát của nhạc sĩ Truờng Hải là khi anh đàn ờ phòng trà vừa đàn vừa ca; cho đến khi thấy mỗi lần đi làm đều phải mang theo cây đàn guitar nặng nề ; cho nên chuyển sang ca hát. Ca khúc gắn liền với tíếng hát Trường Hải là Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên. Ngày xưa ca sĩ Việt Ấn nổi tiếng với bản này nhưng khi anh qua đời thì ca sĩ Trường Hải thay thế. Mỗi lần trình diễn thì khán giả đều yêu cầu anh hát bản này. Ngòai ra anh cũng được ưa chuộng với bản Những Chiều Không Có Em, Tôi Đưa Em Sang Sông…
Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, Ca Nhạc sĩ Trường Hải tiếp tục thành lập Trung Tâm Băng Nhạc Trường Hải, được coi là một trong những trung tâm sớm nhất ở hải ngọai. Cuốn Không 1, Không 2, Không 3 rất thành công. Riêng cuốn Không 1 bằng Cassette bán được 50 ngàn cuốn.
Ca Nhạc sĩ Trường Hải cũng là người lăng xê ca sĩ Kim Ngân - một người đẹp nổi tiếng một thời đầu thập niên 80. Ông cũng thực hiện 2 cuốn băng video ca nhạc như Không 1 , Không 2 khá thành công.
Vào thời gian đó phim bộ Hồng Kông ra đời làm cho khán giả mê mệt mà lơ là với băng video ca nhạc cùng với việc Trường Hải đi lưu diễn khắp nơi nên đã ngưng sàn xuất vào năm 1985 sau khi đã cho ra đời 22 cuốn cassette.
(Theo tác giả Trần Chí Phúc - SBTN)
Băng Nhạc Trường Hải 15 (21-4-1974)
Em Vẫn Còn Thương (Võ Vĩnh Thuận) / Nhật Thiên Lan
Vườn Thu (Văn Thủy) / Mỹ Hòa
Hai Cánh Phượng Buồn (Trường Hải) / Thanh Tuyền
Kiếp Sống Đêm (Trường Hải) / Trường Hải
Dễ Thương (Võ Vĩnh Thuận) / Giao Linh
Tiếc Thu (Hoàng Dương) / Nhật Thiên Lan
Buồn Ơi Giã Biệt (Mạnh Phát) / Trúc Mai
Chết Theo Mùa Thu (Trường Hải) / Trường Hải
Lẻ Bóng (Anh Bằng - Lê Dinh) / Thanh Thúy
Kiếp Hoa (Dương Thiệu Tước) / Nhật Thiên Lan
Từ Khoảng Trời Có Em (Võ Vĩnh Thuận) / Trúc Mai
Buồn Tháng Mưa /Thanh Trúc
Dung Nhan Mùa Hạ (Y Vân) / Trường Hải
Anh Sẽ Đưa Em (Trường Hải) / Mai Lệ Huyền
Người Xa Tôi (Y Vũ) / Giao Linh
Xin Người Hãy Vui (Pepito) Trường Hải / Mỹ Hòa
Linh Hồn Tượng Đá (Mai Bích Dung) / Nhật Thiên Lan
Tình Huế Đô (Trường Hải) / Thanh Tuyền
Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (Tô Vũ) / Trường Hải
Băng Nhạc Trường Hải 7 (1-5-1971)
Mưa Đêm Độc Hành (Duy Hải) - Khánh Ly
Nắng Hanh Vàng (Vũ Thái Hoà) - Thái Thanh
Đêm Không Cùng (Từ Công Phụng) - Carol Kim
Kiếp Ve Sầu (Lam Phương) - -Nhật Thiên Lan
Về Một Bài Tình - Uyên Phương
Tiễn Bạn (Minh Kỳ) - Khánh Ly
Xóm Đêm (Phạm Đình Chương) - Trường Hải
Giọt Mưa Thu (Đặng Thế Phong) - Thanh Thúy
Mặt B :
Phút Say Mơ - Carol Kim
Tiếng Thời Gian (Lâm Tuyền) - Thái Thanh
Sầu Gieo Cung Oán (Lê Bình) - Giao Linh
Tháng Mấy Trời Mưa (Mặc Thế Nhân) - Khánh Ly
Tình Muộn (Huỳnh Anh) - Carol Kim
Sầu Lẻ Bóng (Anh Bằng) - Nhật Thiên Lan
Tìm Một Ánh Sao (Hoàng Trọng) - Uyên Phương
Đêm Đông (Nguyễn Văn Thương) - Thanh Thúy
Giòng Thời Gian (Châu Kỳ) - Nhật Thiên Lan
Đây là Blog sưu tầm, hệ thống tư liệu về danh mục (list băng dĩa nhạc) và hình ảnh các chương trình nhạc Việt Nam được phát hành trong và ngoài nước qua các thời kỳ. Trong khả năng hạn hẹp, mục đích của chúng tôi nhằm lưu trữ, chia sẻ thông tin cùng những người yêu âm nhạc Việt và sưu tập băng dĩa nhạc, qua đó góp phần nhỏ vào sự bảo tồn một phần văn hóa Việt.
Tất cả các liên kết ngoài (nếu có) và hình ảnh bìa băng dĩa nhạc được tìm kiếm từ Internet qua hảo tâm chia sẻ công khai với cộng đồng mạng của những nhà sưu tập sở hữu chúng. Những tập tin nhạc dạng MP3 có thể nghe tại đây được nhúng từ các kênh âm nhạc Official trên Youtube...Blog không sở hữu hình ảnh cover, không upload bất kỳ tập tin âm thanh nào tại đây cũng như không có mối liên hệ với các website và host chứa tập tin. Nếu quý vị có căn cứ xác định quyền sở hữu của các tập tin trong liên kết, vui lòng thông báo DCMA trực tiếp đến các website chứa các tập tin âm thanh đó.
Blog không kinh doanh các sản phẩm âm nhạc và không có các file nhạc chia sẻ nên quý vị vui lòng không liên hệ hỏi mua bán băng dĩa hoặc xin link tải. Blog cũng xin phép không hồi đáp những yêu cầu trên!
Chúng tôi hoan nghênh việc bạn mua các album gốc, folow, like và subscribe theo dõi các kênh Youtube chính thức của các trung tâm phát hành. Việc ủng hộ bản quyền giúp nhà phát hành đủ khả năng tái tạo những sản phẩm tinh thần hấp dẫn hơn, đa dạng hơn, phục vụ công chúng. Chúc quý vị nhiều sức khỏe, thành công và xin chân thành cảm ơn đã ghé thăm!