TTO - Một lần nữa sân khấu chương trình “Ngày xửa ngày xưa” lại rực rỡ, thú vị và vui nhộn. Vở kịch Na Tra đại náo thủy cung của Kịch IDECAF dành cho khán giả thiếu nhi mùa Trung thu năm nay rất hay, và điều đặc biệt: vở kịch… giống cải lương…
Điều đầu tiên đập vào mắt người xem là sân khấu và phục
trang được thiết kế rất màu sắc, đẹp rực rỡ, lóng lánh kim tuyến dưới
ánh đèn, ra được chất thần thoại cổ xưa của Phương Đông.
Ngoài yếu tố cổ tích rất rõ nét, rất đẹp này, câu
chuyện kịch “Ngày xửa ngày xưa” năm nay bảo đảm còn rất làm hài lòng
những khán giả phụ huynh bởi tính giáo dục, tính trong sáng dành cho tâm
hồn trẻ con qua cách dàn dựng, diễn xuất lẫn sự cải biên câu chuyện cổ.
Na Tra vẫn đầy phép thuật, vẫn đánh nhau với tam thái
tử Ngao Bính đại náo thủy cung, song Na Tra không rút gân rồng, giết
chết Tam thái tử. Cuộc chiến giữa hai nhân vật này được xử lý như một
trận đấu hào hiệp của hai đứa trẻ con với giao kèo thắng thua đơn giản
cũng một cách rất trẻ con: ai thua sẽ phải nghe lời người thắng. Vì Ngao
Bính thua nên phải nghe lời Na Tra không sách nhiễu dân lành, cùng Na
Tra tiêu diệt loài yêu quái.
Trên sân khấu Na Tra rất gần gũi, đúng với tâm lý trẻ
nhỏ. Khi bị cha nghiêm khắc trách phạt thường xuyên vì sợ con hư, cậu bé
cũng tủi thân hờn giận cha mẹ không thương yêu mình. Giữa Na Tra và hai
anh cũng có những trận cãi vả, ganh tỵ nhau kiểu trẻ con. Mộc Tra hay
trêu chọc, ăn hiếp Na Tra vì sợ mẹ thương em út hơn mình. Nhưng trên tất
cả, ba anh em Kim Tra - Mộc Tra - Na Tra đều là những đứa bé ngoan,
thông minh tài giỏi, biết thương yêu giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
Na
Tra còn là một đứa bé giàu lòng nhân hậu, bênh vực, giúp đỡ người già,
biết phân biệt tốt xấu do hành động chứ không qua vẻ ngoài. Na Tra đã
xin tội cho Ngao Bính, giúp đỡ anh tiến bộ, không vì một lỗi lầm hay vì
bị anh ta vu oan mà giết chết Ngao Bính như nguyên tác. Phụ huynh sẽ còn
hài lòng hơn khi con mình còn được giáo dục sự trung thực, không nói
dối và biết dũng cảm, thông minh bảo vệ mình, bảo vệ cái tốt.
Sau Hạnh phúc trên đồi hoa máu, một lần nữa
đạo diễn Vũ Minh thoát khỏi lối dựng náo kịch ảnh hưởng rất rõ của những
người đi trước, khẳng định được cái riêng sắc nét của mình ở cách dàn
dựng nhấn vào tâm lý và đường dây câu chuyện để có một vở kịch xúc động,
cuốn hút.
Na tra đại náo thủy cung để lại ấn tượng là
một vở kịch hay và đặc sắc vì… giống cải lương. Nhiều trường đoạn tâm lý
khá xúc động, có giá trị như cảnh Na Tra bị giam, người mẹ thương xót
con…, diễn xuất của nghệ sĩ rất dễ liên tưởng đến những môtip diễn trữ
tình tình cảnh thương đau rất quen thuộc trong nhiều vở cải lương. Ngoài
ra, trang phục, vũ đạo khi đánh nhau, âm nhạc, kể cả kỹ xảo bay dây từ
cải lương cũng được đem vào vở kịch này khá đậm nét khiến sân khấu kịch
mới mẻ và độc đáo hẳn lên - cho thấy cải lương chưa bao giờ cũ.
Nếu như nhiều bài bản cải lương, hồ quảng dễ hát, dễ
nghe được mạnh dạn ứng dụng vào tâm lý nhân vật thay hẳn cho những ca
khúc hiện đại được viết mới trong một số trường hợp, tin rằng vở kịch sẽ
càng thú vị hơn nữa. Đây là một hướng khai thác sân khấu truyền thống
vào kịch cổ tích thành công và đáng khuyến khích của IDECAF.
Nổi bật trong vở diễn này là Cá Mặt Ngu ngờ nghệch
nhưng tốt bụng, nhiệt tình, có trách nhiệm được Đại Nghĩa thủ diễn một
cách rất "mắc cười". Nghĩa đã làm nổi bật được cái ngố của con cá này
qua thái độ hăng hái thái quá mọi lúc mọi nơi. Thành Lộc diễn Na Tra dễ
thương, đúng tâm lý, tính cách một đứa trẻ con.
Hồng Ánh có giọng nói rất hài hước trong vai tể tướng
rùa, song nếu có sự hoán đổi vai giữa Hồng Ánh và Thanh Thủy thì biết
đâu sẽ có hai nhân vật sinh động hơn. Với sự già dặn và khả năng hoạt
náo tưng bừng của mình trong vai công chúa Tiểu Long Nữ, Thanh Thủy có
vẻ thích hợp với vai tể tướng rùa hơn là sự nhí nhảnh, trẻ trung, hiền
lành của Hồng Ánh ở vai này và ngược lại.
chi bao nga kim loang cha
ReplyDeletechi thanh nga ok khong co nha..
ReplyDelete